So sánh ArrayList và Vector trong Java

Trong các bài viết trước, tôi đã giới thiệu với các bạn ArrayList và Vector trong Java. Trong bài này, chúng ta cùng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

Giống nhau của ArrayList và Vector

  • Cả ArrayList và Vector đều cài đặt interface List.
  • HashMap và Hashtable đều duy trì thứ tự chèn của các phần tử.

Khác nhau của ArrayList và Vector

ArrayListVector
ArrayList là non-synchronized.Vector là synchronized.
ArrayList là nhanh hơn vì nó là non-synchronized.Vector là chậm hơn ví nó là synchronized. Tức là, trong môi trường đa luồng, các thread giữ nó ở trong trạng thái runnable hoặc non-runnable cho đến khi thread hiện tại giải phóng đối tượng đó.
ArrayList được duyệt bởi Iterator.Vector được duyệt bởi Enumeration và Iterator.
Không thể chủ động thay đổi kích thước hiện tại của ArrayList. Kích thước ArrayList chỉ được thay đổi khi thêm hoặc xóa phần tử.Có thể chủ động thay đổi kích thướng của Vector bằng phương thức setSize().
ArrayList tăng 50% kích thước hiện tại nếu số phần tử vượt quá khả năng chứa của nó.Vector tăng 100% nghĩa là tăng gấp đôi kích thước hiện tại nếu số phần tử vượt quá khả năng chứa của nó..
Chúng ta có thể làm cho ArrayList đồng bộ bằng cách gọi phương thức: Collections.synchronizedList();Vector được đồng bộ nội bộ và không thể hủy đồng bộ hóa.
ArrayList được ưa thích trong các ứng dụng đơn luồng (single-thread). Nếu bạn muốn sử dụng HashMap trong ứng dụng đa luồng (mulit-thread), có thể thực hiện bằng cách sử dụng phương thức Collections. synchronizedList().Mặc dù Vector có để sử dụng trong các ứng dụng đa luồng (multi-thread), nhưng ngày nay nó ít được sử dụng. Bởi vì, Collections. synchronizedList() là lựa chọn tốt hơn Vector.

Ví dụ duyệt ArrayList sử dụng Iterator

import java.util.ArrayList;
import java.util.Iterator;
 
public class ArrayIteratorExample {
    public static void main(String args[]) {
        // creating arraylist
        ArrayList<String> arrayList = new ArrayList<String>();
 
        // adding object in arraylist
        arrayList.add("Sonoo");
        arrayList.add("Michael");
        arrayList.add("James");
        arrayList.add("Andy");
 
        // traversing elements using Iterator
        Iterator<String> itr = arrayList.iterator();
        while (itr.hasNext()) {
            System.out.println(itr.next());
        }
    }
}

Kết quả thực thi chương trình trên:

Sonoo
Michael
James
Andy

Ví dụ duyệt Vector sử dụng Enumeration

import java.util.Enumeration;
import java.util.Vector;
 
public class VectorEnumerationExample {
    public static void main(String args[]) {
        // creating vector
        Vector<String> vector = new Vector<String>();
 
        // adding object in vector
        vector.add("Sonoo");// method of Collection
        vector.addElement("Michael");// method of Vector
        vector.addElement("James");
        vector.add("Andy");
 
        // traversing elements using Enumeration
        Enumeration<String> e = vector.elements();
        while (e.hasMoreElements()) {
            System.out.println(e.nextElement());
        }
    }
}

Kết quả thực thi chương trình trên:

Sonoo
Michael
James
Andy
Related Posts
Lịch sử ngôn ngữ lập trình Java

Java (phiên âm Tiếng Việt: "Gia-va") là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dựa trên lớp được thiết Read more

Phím tắt trong Eclipse giúp tăng năng suất coding

Các phím tắt sẽ giúp tốc độ coding của bạn nhanh hơn rất nhiều, hơn nữa format code của bạn Read more

Lập trình Hướng đối tượng(OOP)

Lập trình hướng đối tượng (tiếng Anh: Object-oriented programming, viết tắt: OOP) là một mẫu hình lập trình dựa trên Read more

Kiểu dữ liệu Nguyên thủy(Primitive)

1. Tổng quan Trong ngôn ngữ lập trình Java có 2 kiểu dữ liệu chúng ta cần nắm và phân Read more

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi